10 THÀNH TỰU KỈ LỤC TRONG LÀNG CÔNG NGHỆ

Sự tiến bộ công nghệ, đặc biệt là công nghệ bán dẫn, đã đem lại tốc độ ngày càng nhanh hơn và dung lượng ngày càng cao hơn. Trong thế giới công nghệ, có những kỉ lục đã đứng vững cả thập kỉ, nhưng cũng có rất nhiều kỉ lục chỉ trụ lại được vài năm trước khi bị vượt qua.

Sự tiến bộ công nghệ, đặc biệt là công nghệ bán dẫn, đã đem lại tốc độ ngày càng nhanh hơn và dung lượng ngày càng cao hơn. Trong thế giới công nghệ, có những kỉ lục đã đứng vững cả thập kỉ, nhưng cũng có rất nhiều kỉ lục chỉ trụ lại được vài năm trước khi bị vượt qua.

1. Nhà cung cấp mạng internet không dây lớn nhất:

Hãng DoCoMo cuả Nhật Bản, với 45 triệu khách thuê bao. Chứng nhận của kỉ lục thế giới Guinness: Có, vào năm 2006

Trong năm 2006, DoCoMo của Nhật Bản đã thiết lập kỉ lục thế giới (và giữ vững kỉ lục đó tới giờ) là mang internet không dây với 45 triệu thuê bao. Dịch vụ này có tên gọi là i-Mode, giống như mạng của US Sprint khi cho phép người dùng có thể truy cập một số các trang web và kiểm tra kế hoạch sử dụng của họ.

2. Kỉ lục về tốc độ truyền internet trên đất liền:

Kỉ lục đã ghi nhận tốc độ truyền là 7.67 Gbps. Chứng nhận của kỉ lục thế giới Guinness: Không có.

Kỉ lục này, được xác lập bởi Đại Học Tokyo năm 2007, khá là thú vị bởi vì về cơ bản chỉ là tiến đến giới hạn kết nối 10Gbps, và nó chạy trong môi trường thật với tốc độ 7.67 Gbps. Bài thử nghiệm này yêu cầu tất cả người tham gia phải sử dụng chuẩn TCP/IP và một địa chỉ IP đơn chỉ được gửi đến một địa chỉ IP đơn khác. Bởi vì từ lúc đó cho đến hôm nay, không có card mạng nào có tốc độ lớn hơn 40Gbps nên tốc độ thử nghiệm chủ hầu như được tạm dừng ở đó trong khi chờ phần cứng mới hơn.

3. Triển khai ảo hóa lớn nhất:

356,000 máy trạm được triển trai bởi Userful và ThinNetworks tại Brazil. Chứng nhận của kỉ lục thế giới Guinness: Không có.

Chỉ với 30$ đến 50$ cho mỗi máy, dự án triển khai 356,000 máy trạm của Userful và ThinNetworks sẽ được sử dụng cho các trường học ở nông thôn Brazil trong năm nay, bao gồm 18,750 máy trạm làm việc chạy. Mỗi máy trạm làm việc sẽ chạy 10 máy trạm con cho thiết lập lớp học, trong đó 10 học sinh sẽ dùng chung 1 màn hình, chuột và bàn phím được kết nối tới một máy tính đơn. Việc triển khai này sẽ giúp tiết kiệm 170,000 tấn khí CO2 thải ra cũng như giảm tiêu thụ năng lượng tới 80%. Thật là ấn tượng phải không nào!

4. Buổi hòa nhạc trên Internet được xem nhiều nhất

Buổi phát sóng của Madonna trên mạng MSN vào năm 2000 đã thu hút được 11  triệu khán giả. Chứng nhận của kỉ lục thế giới Guinness: Không có.

Trở lại thời điểm năm 2000, một buổi hòa nhạc trực tuyến của Madonna đã thu hút được 11 triệu người. Video ghi hình buổi hòa nhạc này được phát đồng thời trên mạng MSN.com và MSN.co.uk. Ngày nay, những buổi hòa nhạc trực tuyến như vậy hiếm hơn, vì chúng thường gây ra sự cố quá tải máy chủ, gây nghẽn mạng của các ISP.

5. Bộ vi xử lí để bàn nhanh nhất

Intel Core i7. Chứng nhận của kỉ lục thế giới Guinness: Không có.

Kỉ lục gia hiện đang nắm giữ kỉ lục cho bộ vi xử lí nhanh nhất là một gương mặt còn khá mới – Intel Core i7, chạy với tốc độ 3.20 GHz và giữ kỉ lục với số điểm 117 trong bài test SPECint_base_rate2006. Đây là lần đầu tiên có một CPU thực đạt được số điểm lớn hơn 100, và nó nhanh hơn khoảng 40% so với các bộ vi xử lí trước đây của Intel. Cũng phải nhắc đến AMD với kỉ lục về bộ vi xử lí đã được overclock nhanh nhất, đó là CPU Phenom II X4 chạy với tốc độ 6.5GHz, được làm lạnh bằng nitrogen lỏng và heli lỏng. Xem thêm đoạn video về overclock CPU Phenom tại đây

6. Kho dữ liệu lớn nhất

Máy chủ phân tích IQ cuả Sybase. Chứng nhận của kỉ lục thế giới Guinness: Có, năm 2008.

Kho dữ liệu lớn nhất thế giới là máy chủ phân tích IQ của Sybase, chạy trên máy Sun SPARC Enterprise M9000, mỗi lần nó nhận vào hàng petabyte dữ liệu (1 petabyte là hơn 1 triệu gigabyte). Kho dữ liệu này được chia làm 3 máy chủ con và hàng năm thải ra khoảng 500 tấn khí CO2. Trong khi đó, một kho dữ liệu truyền thống có khoảng 30 máy chủ con và thải ra 500 tấn khí CO2. Kho chứa dữ liệu có 6 ngàn tỉ hàng chuyển dữ liệu và 185 triệu tài liệu.

7. Bộ chuyển đổi truyền thông lớn nhất

Steelbox, được sử dụng để giám sát, hỗ trợ đồng thời 512 nguồn cấp dữ liệu video. Chứng nhận của kỉ lục thế giới Guinness: Không.

Steelbox Digital Matrix Storage Switch 3000 có thể điều khiển đồng thời 512 nguồn cấp dữ liệu video MPEG-4 với tốc độ 1.5Gbps cho mỗi nguồn. Thiết bị này được dùng cho giám sát video. Các thiết bị sẽ tự động điểu chỉnh tải cân bằng để đảm bảo mỗi dòng dữ liệu không bị đứt quãng, xử lí nhiều codec và có thể tự động thay đổi nơi lưu trữ.

8. Siêu máy tính nhanh nhất

IBM Roadrunner. Chứng nhận của kỉ lục thế giới Guinness: Không.

Siêu máy tính nhất thế giới là một phần của dự án IBM Roadrunner tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở Los Alamos, bang New Mexico. Nó chạy với tốc độ  1.105 petaflop. Nhằm duy trì thứ hạng trong top 10 này, siêu máy tính Dawn, được ra mắt trong năm nay ở phòng thí nghiệm quốc qua Lawrence Livermore ở Livermore, California, đứng ở vị trí thứ 9. Khi mà siêu máy tính 20 petaflop ở Livermore hoàn thành vào năm 2012, nó sẽ gần như chiếm vị trí đầu bảng. Bạn thử tưởng tượng petaflop nhanh như thế nào nhé:: nó tương đương với tốc độ của tất cả mọi người trên hành tinh này, mỗi người thực hiện 150,000 phép tính trong một giây. Còn với 20 petaflop, mỗi người phải thực hiện 3 triệu phép tính.

9. Điện thoại nhẹ nhất thế giới

Modu (modumobile.com). Chứng nhận của kỉ lục thế giới Guinness: Không.

Chiếc điện thoại Moduphone nặng chỉ có 40 gram và kích thước chỉ 72.1 mm x 37.6 mm x 7.8 mm mà thôi – điều đó khiến nó trở thành chiếc điện thoại nhỏ nhất thế giới. Thiết bị này có bộ nhớ trong 2GB và màn hình 1.3 inch.

10. Vệ tinh liên lạc lớn nhất

Vệ tinh TerreStar-1. Chứng nhận của kỉ lục thế giới Guinness: Đang xem xét.

Vệ tinh liên lạc lớn nhất là TerreStar-1, đã được phóng trong năm nay. Nó được sử dụng chủ yếu để phân phối mạng điện thoại băng thông rộng. Vệ tinh này nặng khoảng 7000kg, có ăng-ten dài 18m để truyền tính hiệu trong dải tần số 2GHz. TerreStar-1 cũng là vệ tinh lớn nhất được phóng vào quỹ đạo tâng địa tĩnh, đánh bại kỉ lục của vệ tinh ICO G-1 được phóng lên năm 2008.