Thông báo tuyển sinh năm 2019

THÔNG TIN TUYỂN SINH 2019

KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

  1. CÁC NGÀNH TUYỂN SINH 2019

TT

Hệ/ Ngành

Mã ngành

Tổ hợp xét tuyển

Mã hóa tổ hợp xét tuyển

Chỉ tiêu

Tuyển sinh Hệ Đại học

1

Kỹ thuật phần mềm

7480103

– Toán, Vật lý, Hóa học

– Toán, Vật lý, Tiếng Anh

– Toán, Vật lý, Sinh học

– Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

A00

A01

A02

D01

50

2

Công nghệ thông tin

7480201

– Toán, Vật lý, Hóa học

– Toán, Vật lý, Tiếng Anh

– Toán, Vật lý, Sinh học

– Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

A00

A01

A02

D01

50

3

Kỹ thuật điện

7520201

– Toán, Vật lý, Hóa học

– Toán, Vật lý, Tiếng Anh

– Toán, Vật lý, Sinh học

– Toán, Hóa học, Tiếng Anh

A00

A01

A02

D07

50

Tuyển sinh Hệ Cao đẳng

1

Công nghệ thông tin

6480201

– Toán, Vật lý, Hóa học

– Toán, Vật lý, Tiếng Anh

– Toán, Vật lý, Sinh học

– Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

A00

A01

A02

D01

30

2

Công nghệ kỹ thuật điện,

6510303

– Toán, Vật lý, Hóa học

– Toán, Vật lý, Tiếng Anh

– Toán, Vật lý, Sinh học

– Toán, Hóa học, Tiếng Anh

A00

A01

A02

D07

30

Lưu ý: Ký hiệu trong các tổ hợp xét tuyển

– Môn thi chính (nhân đôi): Chữ IN HOA, đậm

– Môn so sánh: chữ thường, đậm

  1. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

– Tuyển sinh trong cả nước.

  1. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

Nhà trường xét tuyển song song cả 2 phương thức cho tất cả các ngành học như sau:

– Tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019

– Tuyển sinh dựa vào kết quả học tập năm lớp 12 (Học bạ).

  1. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

A – BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.  ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Mục tiêu đào tạo

Chương trình Cử nhân Công nghệ Thông tin đào tạo những cử nhân có đủ kiến thức, năng lực để vận hành, quản lý, và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin; đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phụ trách các công việc sau:

  • Thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT
  • Vận hành, quản lý, giám sát; phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp.
  • Xây dựng, phát triển các ứng dụng về lĩnh vực truyền thông xã hội và công nghệ Web.
  • Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng. Giảng dạy các môn liên quan đến công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
  • Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).
  • Học tiếp các bậc học cao hơn ngành CNTT hoặc các ngành liên quan như Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin.

2.  ĐẠI HỌC KỸ THUẬT PHẦM MỀM

Mục tiêu đào tạo

Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

  • Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học,…
  • Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin.
  • Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về công nghệ phần mềm, công nghệ mạng và các hệ thống nhúng ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường Đại học.
  • Học tiếp các bậc học cao hơn của ngành Kỹ thuật phần mềm hoặc các ngành liên quan như Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin.

3.  CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Cao đẳng Công nghệ thông tin có kiến thức cơ bản, cơ sở, và chuyên môn ngành Công nghệ thông tin; có kiến thức phân tích, thiết kế hệ thống thông tin, mạng máy tính; hiểu biết cấu hình, nguyên lý hoạt động của máy tính, các ngôn ngữ lập trình, kỹ thuật cài đặt và cách sử dụng các phần mềm; hiểu biết về các cơ sở dữ liệu, hệ quản trị dữ liệu, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật lập trình, kỹ thuật thiết kế và quản trị website; có khả năng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ ở các bậc học cao hơn.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực cụ thể sau:

  • Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm CNTT;
  • Các cơ sở đào tạo Công nghệ thông tin;
  • Các cơ sở tư vấn xây dựng hệ thống thông tin, quản trị mạng;
  • Các cơ sở truyền thông;
  • Các công ty thiết kế, sản xuất thiết bị công nghiệp;
  • Làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,…

MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

  • Giảng đường mới đẹp và khang trang

  • Phòng thực hành máy tính hiện đại

  • Thư viện hiện đại

  • Môi trường học tập năng động

  • Giao lưu, thể thao, văn nghệ sôi nổi

  • Thực tế trong nước và nước ngoài

  • Tham gia các cuộc thi lớn

CƠ HỘI HỌC BỔNG

  • Học bổng Hessen, CHLB Đức: 200 Euro/suất
  • Học bổng Vallet: 14 triệu/suất
  • Học bổng Kova: 8 triệu/suất
  • Học bổng Happel : 7 triệu/năm x 4 năm
  • Học bổng khuyến khích học tập của các công ty, doanh nghiệp trong tỉnh: VNPT Quảng Bình, VietcomBank Quảng Bình, BIDV Quảng Bình, Công ty TNHH Điện Tử – Tin Học Vĩnh Hoàng, Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Trường Xuân, Công Ty cổ phần thương mại và dịch vụ Tin Học Vĩnh Tiến.

CƠ HỘI THỰC TẬP VÀ TUYỂN VÀO LÀM VIỆC TẠI:

Công ty Enclave

Công ty Gameloft

Công ty Axon Active Viet Nam

Công ty FPT Software

Các cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh: VNPT Quảng Bình, Sở khoa học và công nghệ, Sở thông tin và truyền thông, …

B – BỘ MÔN: ĐIỆN – KỸ THUẬT

1. ĐẠI HỌC KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Chương trình đào tạo trang bị cho người học kiến thức cơ bản nhằm phát triển toàn diện, có kỹ năng thực hành để có thể đảm đương được công tác của một kỹ sư ngành Kỹ thuật điện, điện tử ở các khu công nghiệp, các khu chế xuất, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ quan quản lý năng lượng, các công ty điện ở các vùng, lãnh thổ; đáp ứng được các nhu cầu với sự phát triển của ngành và xã hội.

a. Về kiến thức

+ Có kiến thức vững vàng, nắm được quy trình vận hành hệ thống điện, hệ thống sản xuất tự động hóa, hệ thống cung cấp điện công nghiệp, dân dụng, hệ thống điện chiếu sáng. Có khả năng thiết kế, tham gia thiết kế các hệ thống điện truyền tải, phân phối, chiếu sáng, các hệ thống sản xuất tự động hóa.

+ Có năng lực chuyên môn và những kỹ năng cần thiết để có thể đảm nhận được các vị trí công tác sau khi ra trường như: giám sát kỹ thuật công trình điện, giám sát vận hành hệ thống sản xuất tự động hóa, tư vấn thiết kế, thiết kế các công trình điện. Chỉ huy thi công các công trình điện.

+ Giải thích được nguyên lý hoạt động, đặc điểm, cấu tạo của các thiết bị điện trong các hệ thống điện hay trong các dây chuyền sản xuất. Từ đó phân tích được những hư hỏng, sự cố có thể xảy ra cho thiết bị điện và phải đưa ra được những phương án giải quyết những sự cố đó.

+ Có kiến thức cần thiết về kinh tế, xã hội và nhân văn cũng như kiến thức về luật pháp để tổ chức và chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm năng lượng nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống điện, hệ thống sản xuất tự động hóa.

b. Về kỹ năng

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm, máy vi tính  phục vụ cho công tác tính toán, thiết kế, đánh giá hiệu suất của các hệ thống điện, hệ thống sản xuất tự động hóa. Sử dụng thành thạo các thiết bị đo điện để có thể đánh giá, kiểm tra tình trạng làm việc cũng như độ an toàn cua thiết bị điện.

+ Có khả năng làm công tác thiết kế sản xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án quy hoạch ở cấp vĩ mô.

+ Có khả năng tư vấn, phổ cập và chuyển giao kỹ thuật, chuyển giao các công nghệ mới cho các cơ sở sản xuất.

c. Về trình độ ngoại ngữ, tin học đạt được

– Tiếng Anh: Có chứng chỉ trình độ B1 trở lên (bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) hoặc tương đương do một cơ sở được Trường Đại học Quảng Bình chỉ định cấp.

– Công nghệ thông tin: Có chứng chỉ trình độ Ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản trở lên hoặc tương đương do Trường Đại học Quảng Bình cấp.

2. Cơ hội việc làm, cơ hội học hỏi tham gia làm việc, nghiên cứu tại các cơ sở thực tập.

a. Cơ hôi việc làm sau khi ra trường

Kỹ sư ngành Kỹ thuật điện, điện tử có thể đảm nhận công việc tại:

– Các công ty điện lực;

– Các nhà máy thủy điện và nhiệt điện, Nhà máy điện gió, điện mặt trời;

– Các công ty xây dựng các công trình điện;

– Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất:

– Các công ty tư vấn và thiết kế công trình điện;

– Các ban quản lý dự án các công trình điện;

– Làm công tác, giám sát, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện tại các khu chung cư, các tòa nhà cao tầng,…

– Giảng dạy chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề.

b. Cơ hôi giao lưu học hỏi

– Sinh viên được tham gia các hoạt động tình nguyện như xây dựng nông thôn mới, thắp sáng đường quê…

– Sinh viên có cơ hội thực tập, tham gia sản xuất tại các công ty điện lực địa phương, các nhà máy sản xuất năng lượng như Thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời tại khu vực các tỉnh miền trung.

–  Nhà trường thường xuyên mời các chuyên gia, giảng viên có chuyên môn cao tại các trường đại học trong cả nước về tham gia giảng dạy và nói chuyện về kỹ năng, nghề nghiệp cho sinh viên.

3. Môi trường học tập

Hình 1: Sinh viên ngành kỹ thuật điện tham gia tình nguyện thắp sáng đường quê

Hình 2: Sinh viên ngành kỹ thuật điện thực tập tốt nghiệp tại trạm truyền tải 220kV – E2 Đồng Hới

Hình 3: Sinh viên ngành kỹ thuật điện tham quan thực tế tại Nhà máy điện gió

Hướng Linh ( tỉnh Quảng Trị)

Hình 4: Sinh viên ngành kỹ thuật điện tham quan thực tế tại trung tâm điều khiển

 Hầm Hải Vân ( Đà Nẵng)

Hình 5: Sinh viên ngành kỹ thuật điện tham gia nghiên cứu khoa học

Hình 6: Sinh viên ngành kỹ thuật điện đạt giải nhất tại Hội nghị NCKH sinh viên

Năm học 2017-2018

Hình 7: Đội bóng đá Sinh viên khoa Kỹ thuật – CNTT đạt chức vô địch

4. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, nghiên cứu của khoa, bộ môn liên quan đến ngành Đại học kỹ thuật điện – điện tử.

– Ngoài các giảng đường và Trung tâm học liệu phục vụ việc học tập lý thuyết.

Sinh viên ngành kỹ thuật điện – điện tử còn được thực hành tại xưởng thực hành tay và các phòng thí nghiệm cụ thể như sau:

1. Xưởng thực hành tay nghề điện

2. Phòng thí nghiệm đo lường – Cảm biến

3. Phòng thí nghiệm  Máy điện

4. Phòng thí nghiệm Khí cụ điện

5. Phòng kỹ thuật điện tử/ Điện tử công suất.

5. Nội dung cơ bản của chương trình đào tạo ngành Đại học kỹ thuật điện – điện tử.

– Chương trình giáo dục đại học ngành Kỹ thuật điện, điện tử được xây dựng trên cơ sở khung chương trình Giáo dục đại học khối ngành kỹ thuật trình độ Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Khối lượng kiến thức toàn chương trình được thiết kế gồm 145 tín chỉ, (chưa kể giáo dục quốc phòng,  giáo dục thể chất và Tiếng Anh), phù hợp với chương trình giáo dục đại học trình độ Đại học 5 năm (Hệ kỹ sư)

– Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng. Sinh viên ngoài học lý thuyết chuyên ngành tại trương. Hàng năm đều được tham gia các chuyến thực tập, thực tế chuyên môn tại các công ty, chi nhánh điện lực trong tỉnh. Các xưởng, nhà máy có dây chuyền sản xuất liên quan đến ngành học. Các công trình nhà máy sản xuất điện năng trong khu vực như: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời,….

6. Chính sách sinh viên

Sinh viên có cơ hội nhận các loại học bỏng như: Happel, Odon Vallet, học bỏng khuyến khích học tập và học bỏng từ các tổ chức, cá nhận khác.