1. GIỚI THIỆU CHUNG

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm (KTPM) là rất lớn nên luôn thu hút đông đảo các bạn trẻ và luôn là ngành thời thượng trong lĩnh vực Thông tin.

Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội.

2. MỤC TIÊU

2.1. Yêu cầu về kiến thức

Cung cấp các kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành về KTPM, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng giải quyết được những công việc nhất định, có thể nghiên cứu, ứng dụng để có thể đáp ứng và hoàn thành các công việc của một kỹ sư phần mềm ở các vị trí như lập trình viên hoặc kiểm thử viên; thu thập có hệ thống, phân tích tìm hiểu và tổng hợp, các yêu cầu từ khách hàng sử dụng sản phẩm phần mềm để phục vụ công tác thiết kế; thiết kế và triển khai thực hiện các dự án phần mềm có quy mô nhất định, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế ràng buộc; nghiên cứu khoa học về những lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin như trí tuệ nhân tạo, lập trình nhúng, khai phá dữ liệu,…

Kỹ thuật phần mềm - ngành thời thượng

2.2.  Yêu cầu về kỹ năng

* Kỹ năng cứng:

– Các kỹ năng về đánh giá chi phí, đảm bảo chất lượng của phần mềm.

– Các kỹ năng về kiểm thử, bảo trì và xây dựng tài liệu kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống, hiệu quả và dễ dùng.

– Năng lực tìm tòi, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của ngành.

– Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.

* Kỹ năng mềm:

+  Phân tích và xử lý thông tin: Trang bị cho sinh viên có kỹ năng về khảo sát và xác định yêu cầu cho hệ thống, phân tích và thiết kế hệ thống phần mềm, hệ thống mạng máy tính và truyền thông.

+ Giải quyết vấn đề: Trang bị cho sinh viên kỹ năng tư duy độc lập và hệ thống, có khả năng tiếp cận với các kiến thức mới và kỹ năng giải quyết vấn đề đặt ra trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông.

+  Giao tiếp: Trang bị cho sinh viên những kỹ năng về cách trình các văn bản, báo cáo, kỹ năng giao tiếp với môi trường xung quanh và biết cách tập hợp theo nhóm tham gia làm việc để giải quyết các vấn đề trong thực tế.

+ Làm việc nhóm: Trang bị cho sinh viên kỹ năng làm việc theo nhóm bao gồm khả năng thích nghi và hoà nhập vào nhóm, phân công các thành viên làm việc theo nhóm, phối hợp các thành viên làm việc có hiệu quả, các thành viên hỗ trợ và trao đổi với nhau trong quá trình làm việc, …

+ Ngoại ngữ: Trang bị cho sinh viên kiến thức ngoại ngữ (tiếng Anh) TOEIC 400 điểm và am hiểu kiến thức tiếng Anh chuyên ngành.

2.3. Yêu cầu về thái độ: 

– Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.

– Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.

3. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp đại học, các kỹ sư ngành kỹ thuật phần mềm có cơ hội việc làm như sau:

  1. Giảng dạy một số môn về Công nghệ phần mềm tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
  2. Nghiên cứu khoa học thuộc về lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các cơ quan trung ương, địa phương, các ngành, các trường Đại học và Cao đẳng,…
  3. Đảm nhiệm các vị trí tại các công ty giải pháp và phát triển phần mềm như lập trình viên, kiểm thử viên, phân tích dữ liệu và quảng bá phần mềm;
  4. Khởi nghiệp cho các ý tưởng phần mềm; Lập trình ứng dụng, lập trình web và lập trình trên điện thoại di động; Làm việc tại các công ty xử lý và phân tích dữ liệu; Làm việc cho các công ty phát triển, kinh doanh Game
  5. Nghiên cứu về chuyên ngành công nghệ phần mềm trong các trung tâm RD; Làm việc ở bộ phận Công nghệ Thông tin và Truyền thông hoặc ứng dụng Công nghệ Thông tin của các đơn vị như hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, tài chính, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng, giao thông, …

4. Thời gian đào tạo: 4 năm

5. Điều kiện tuyển sinh

Trường Đại học Quảng Bình tuyển sinh Ngành Công nghệ thông tin theo 2 phương thức:
    • Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020
    • Xét tuyển học bạ
    • Tổ hợp xét tuyển
      A00(Toán, Lý, Hóa)
      A01(Toán, Lý, Anh)
      D01(Toán, Văn, Anh)
      C01(Toán, Văn, Lý)
    • Thời gian xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT